CÁC ĐẤNG SÁNG LẬP

CÁC ĐẤNG SÁNG LẬP

Tiểu Sử Và Sự Nghiệp

  1. GERNOT-CHARLES, tên Việt Nam là GERNOT QUÍ, Sinh ngày 04-11-1836 tại JOPPECOURT (Moselle.act.Meurthe-et Moselle). Ngài theo học Tiểu chủng Viện Metz. Học Triết học ở Đại chủng viện tại thành phố này. Nhận chức cắt tóc và gia nhập Chủng Viện Hội Thừa sai ngày 17-09-1858. Thụ phong linh mục ngày 25-05-1861. Tháng 09 năm 1862, Ngài đến Miền Nam Việt-Nam, vào Sài-Gòn ngày 28-01-1862 và được chỉ định coi Họ Đạo Mỹ-Tho, đứng đầu một giáo khu gồm 2.300 giáo dân.

Theo sử liệu, năm 1863, Ngài đã gửi đến Đức Giám Mục Lefèbre các nữ tu Dòng Saint-Paul de Chartres, họ đã thiết lập một cô nhi viện ở mỹ Tho vào năm 1864, cũng năm đó, Ngài được bổ nhiệm làm cha Sở Họ Cái Mơn, và chỉ một năm sau, năm 1865, Ngài được gọi làm Giám Hạt các tỉnh Miền Đông. Giáo khu này trải rộng từ Vĩnh-Long đến Cái-Bông với số giáo dân chừng 1.800, và còn có một Tu viện nhỏ của các chị em Mến Thánh Giá. Do sự phát triển của Hội Dòng và nhờ sự đào tạo tinh thần tông đồ của các chị em nữ tu mà sứ mạng thừa sai làm tăng thêm số đông người công giáo của giáo khu cách đáng kể.

Ngài khởi đầu sai các nữ tu đi dạy giáo lý cho các tân tòng. Kết quả của cách thức mới mẻ này như sau: trong một vài năm thì được 1.250 dự tòng được rửa tội. Từ năm 1880 đến1910, các nữ tu đã dạy được 4.500 tân tòng. Các nữ tu cũng đã đào tạo cho các tân tòng một nền tảng vững chắc về đưc tin.

Năm 1875, các nữ tu đã trông coi 8 trường học gồm 382 học sinh. Vào năm 1910, các chị em có một cô nhi viện, 44 trường học và 1.890 trẻ em. Cha Gernot cũng dạy cho họ một số kiến thức về thuốc men để chữa để chữa bệnh, Ngài cho phép họ lo chăm sóc các trẻ hấp hối và rửa tội cho chúng. Người ta còn ghi nhớ: trong khoảng 30 năm, họ đã rửa tội 13.000 trẻ em.

Năm 1885, Ngài giao cho một vài chị em coi sóc một Bệnh viện còn thô sơ tại Cái-Mơn. Cũng trong thời gian đó, Ngài xây cho họ một Tu Viện và một nguyện đường cho các nữ tu, mà sau này phải tái thiết và xây rộng lớn hơn.

Ngài còn dự tính thực hiện một công trình khác quan trọng và đã khởi sự vào năm 1870, đó là ĐÀO TẠO CÁC THANH NIÊN TRỞ THÀNH THẦY GIẢNG. Đến năm 1874, Ngài có 26 thành viên được huấn luyện kỹ lưỡng để gửi đi truyền giáo ở các làng Công giáo hoặc nơi dân ngoại. Vả lại, Đức Cha Colombert đã phê chuẩn cho sự huấn luyện này.

Từ năm 1886 đến năm 1870, Ngài đã xây cất một ngôi Thánh Đường vừa đẹp vừa rộng rãi hơn mà từ đó dược duy trì tại Miền Nam Việt-Nam. Từ năm 1877 đến năm 1881, Ngài xây một ngôi Nhà xứ cho các linh mục. Từ năm 1890 đến năm 1892, Ngài xây một Nhà nguyện kính Đức Bà Lộ Đức. Năm 1904, Ngài tái thiết Nhà nguyện của Tu viện. Ngài phát động phong trào kính Thánh Antôn trong Giáo Xứ của Ngài. Lòng tôn sùng nầy được sáng chói trong địa hạt của Ngài.

Ngài giảng nhiều và hay, làm tuần tĩnh tâm cho Giáo xứ của Ngài và cho các giáo xứ khác. Ngài thường giải tội cho số đông người. Trong thời gian nhiều năm, các Vị Giám mục thường giao phó cho Ngài việc đào tạo cho hầu hết các cha thừa sai còn trẻ. Chúng ta còn biết thêm: Ngài được làm Tổng Giám Hạt vào những năn 1873 và 1878, 1894 và vào năm 1898, lúc đó do sự vắng mặt và sự qua đời của các cha Giám hạt, Ngài phải kiêm luôn sứ mạng Thừa sai. Khi tra tay vào nhiệm vụ, Ngài tạo mối ngoại giao tốt giữa Chính Quyền ANNAM và Chính quyền Pháp.

Tại Họ Cái-Mơn, Ngài tiếp đón sự viếng thăm của Phó Vương Phan-tan–Giang và sự  thăm viếng của Đô Đốc Hải Quân Grandìere. Suốt đời Ngài luôn tiếp tục giữ sự giao hảo tốt đẹp này. Hoạt động của Ngài  luôn rất siêng năng và có hiệu quả, với mục đích  là làm cho mọi tín hữu được ấm no phần cơm áo…Ngài khuyến khích họ trồng cà-phê, ca-cao, măng cụt, sapô…Do sự khởi xướng của Ngài và nhờ sự giúp đỡ của Nhà Cầm Quyền địa phương, mà một con kênh đào được thực hiện nối liền hai nhánh sông Mê-Kông, giúp ích rất nhiều cho đất nước, một quốc lộ được thiết lập và có một cây cầu bắc qua sông Cái Mơn. Sau 52 năm chu toàn đời sống tông đồ, Ngài qua đời tại cái Mơn ngày 26-05-1912 và được an táng tại Thánh Đường của Giáo Xứ Cái Mơn.

Trên Bia Mộ của Ngài được ghi như sau:

Linh mục Charles GERNOT, Sinh 04-11-1836, tại Joppecourt, Pháp. Vào Chủng viện của Nhà MEP: 17-09-1858. Thụ phong linh mục 25-5-1861. Rời Pháp và đến Miền Nam Việt Nam (Cochinchine Occidentale) ngày 09-8-1861. Đến Saigòn ngày 28-01-1862. Được gọi về Cái Mơn năm 1863. Từ năm 1868 đến năm 1870, Ngài xây dựng một ngôi Thánh Đường tại Cái-Mơn, và từ năm 1877 đến 1881, Ngài cũng đã xây dựng một Nhà xứ. Năm 1873, Ngài được đặt làm Giám Hạt (Provicaire de Viacriat Apostolique).

Ngài đã khuyến khích nhân dân trồng càphê, cacao, măng cụt, sapochê…Với sự giúp đỡ của Chính Quyền sở tại, Ngài đã đào con kênh nối liền hai nhánh của Dòng sông MêKông. Ngài qua đời ngày 26-05-1912 tại Cái Mơn.

  1. CHA RITTER GEORGES, tên Việt Nam là RITTER GIÁO, sinh tại Village-Neuf hay Neudorf (Haut-Rhin), ngày 18-01-1851. Ngài vào Chủng viện Hội Thừa Sai ngày 28-09-1872. Ngài thụ phong linh mục ngày 22-05-1875. Sau đó đến Miền Nam Việt Nam ngày 30-06-1876. Ngài học ngôn ngữ địa phương (tiếng Việt) tại Cái Mơn và tại Bãi Xan. Ngài được Đưc Cha Colombert đặt coi sóc Tiểu chủng viện Cái-Nhum.

Năm 1882, khi Tiểu chủng Viện Cái Nhum bị đóng cửa vì thiếu kinh phí, vì sự cai trị của Thực dân Pháp (do Nhà cầm quyền Le Myre de Villers), đã không được sự trợ cấp của Hội Thừa Sai, nên Ngài thử đào tạo các Thầy giảng (Cathéchistes) và là các giáo viên dạy Trường trong các Họ đạo. Do vậy Ngài đã khôi phục lại Hội Thầy Giảng của cha Gernot Quí.

Đầu năm 1891, vì tình trạng sức khoẻ kém, Ngài phải trở về Pháp. Ngài qua đời sau hai tháng hồi hương ngày 26.07.1891, nhờ sự cấp dưỡng của Hội Thừa sai tại Marseille, và được an táng tại nghĩa trang của thành thố này.

Trên Bia Mộ của Ngài được ghi như sau:

Linh mục Ritter Georges, inh ngày 18-01-1851 tại Neudort, Pháp. Ngài vào Chủng viện Nhà MEP: 28-09-1872. Ngài thụ phong linh mục ngày 22-05-1875. Ngài rời Pháp ngày 30-06-1875 để đến Miền Nam Việt Nam. Ngài học tiếng Việt Nam tại Cái Mơn và Bãi Xan. Ngài được Đức Giám Mục Colombert đặt lên coi sóc Tiểu chủng Viện Cái Nhum. Năm 1882, do thiếu kinh phí, Tiểu chủng viện này đã đóng cửa và chuyển thành Trung Tâm đào tạo các Thầy dạy Giáo Lý. Năm 1891, Ngài bị bệnh và phải trở về Pháp điều dưỡng. Không lâu sau thì Ngài qua đời ngày 20-07-1891 tại nhà tịnh dưỡng các linh mục Thừa Sai ở Marseille.

Nguồn:  Hội Thừa Sai Paris (MEP : Missions étrangères de Paris).

Close